11 June 2009

Đền Hùng

Chúng tôi khởi hành đi đền Hùng từ sáng sớm, từ Hà Nội đi qua cầu Thăng Long đến gần Nội Bài thì rẽ trái sang đường số 2, qua Phúc Yên, Vĩnh yên, Việt trì. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, đi khoảng 8km nữa thì cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút. Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ 4000 năm trước. Đấy là đất Tổ của dân tộc Việt Nam.


Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng tương đối công phu, trưng bày nhiều hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hoá thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt... Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003). Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.

Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:
- Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.
- Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước đối với Đền Hùng.






Trong Bảo tàng Hùng Vương



Góc nhìn từ cửa sổ của Bảo tàng Hùng Vương



Trước cửa vào Bảo tàng Hùng Vương








Đường đến Đền Mẫu Âu cơ đi qua khu rừng xanh mướt với không khí trong lành, mát mẻ. Đi thăm vua Hùng vào một ngày đẹp trời, hưng hửng nắng, gió mát và tâm trạng vui vẻ thoải mái. May mắn nhất là đã qua lễ hội, khu du lịch vắng khách, sạch sẽ và khá yên tĩnh, rất thích hợp cho 1 chuyến dã ngoại ngày xuân.




Đền mẫu Âu cơ được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên. Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng.



Trước khi leo lên Đền Mẫu Âu cơ




Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.






Nghỉ ngơi bên bàn đá trên đường đi




Cổng lên Đền Mẫu Âu cơ



Phong cảnh trong Đền Mẫu Âu cơ





Hồ nước trên đường đến Đền Lạc Long Quân





Thủy tạ trên hồ nước trên đường đến Đền Lạc Long Quân






Trước Đền Lạc Long Quân



Phong cảnh khu đền Lạc Long Quân, còn đang ngổn ngang với công trường xây dựng. Khoảng 1 năm sau quay lại đây khu đền này sẽ rất đẹp và hoành tráng với quần thể đền chùa và hồ nước, rừng cây.


Sau khi thăm Bảo Tàng Hùng Vương, Đền Mẫu Âu cơ và Đền Lạc Long quân, chúng tôi quay lại với khu di tích đền Hùng bao gồm quần thể các đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Đầu tiên là Ðền Hạ. Từ chân núi Hùng rẽ qua Ðại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên đến đền Hạ và chùa Thiên Quang tự. Ðền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trong khu vực đền Hạ có chùa Thiên Quang. Trước cửa chùa là cây thiên tuế ba ngọn sống được 700 năm.Nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên phong "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".





Chuẩn bị bước vào cổng đền Hạ.





Chùa Thiên Quang và cây thiên tuế ba ngọn.




Chụp ảnh làm duyên với cây thiên tuế ba ngọn


Tiếp theo là Ðền Trung. Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đây các vua Hùng lập quán xá để nghỉ ngơi và bàn việc với các lạc hầu. Cũng ở nơi đây hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết









Nhớ đến Lang Liêu và bánh chưng, bánh dầy.






Trên cùng là Ðền Thượng. Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Ðây cũng là nơi Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề sẽ trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp nhà Hùng.






(Bài viết có tham khảo thêm tài liệu từ internet)

No comments:

Post a Comment