Khu di tích Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc cổ kính hoàn mỹ của người Chăm, cách trung tâm TP Du lịch Nha Trang 2km về phía Bắc. Quần thể di tích gồm bốn ngôi tháp, hai miếu thờ, tháp lớn nhất thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở).
Hòn Chồng – Hòn Vợ
Cụm đá Hòn Chồng
Điểm tham quan này cách trung tâm thành phố khoảng 3km về hướng Đông Bắc. Hòn Chồng một quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống biển. Một nhóm đá khác nhỏ hơn, nằm dưới chân đồi phía Đông, gọi là Hòn Vợ. Không gian của Hòn Chồng gần như tách biệt với không gian nhộn nhịp của phố phường. Nơi đây cũng là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất.
Nhà thờ đá nằm ngay trung tâm thành phố, dễ tìm và luôn mở cửa đón khách tham quan.
Nằm trên độ cao 12 m giữa trung tâm thành phố, nhà thờ đá Nha Trang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với tên gọi giản dị là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Ngã Sáu. Phổ biến hơn cả vẫn là tên gọi Nhà thờ Núi. Nhà thờ là một trong những nét kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Pháp.
Với tư tưởng truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo tại Nha Trang, giáo sĩ Louis Vallet (1869 - 1945) đã dành tâm huyết của ông để xây dựng nhà thờ. Sau khi mất, mộ của ông được đặt ở dưới chân núi của nhà thờ.
Nhà thờ công giáo với kiến trúc phương Tây là điểm đến yêu thích của các cặp uyên ương khi muốn có bộ ảnh cưới đẹp. Ngày 3/9/1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mỏm núi nhỏ có tên là núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn.
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sa Pa và một số địa điểm khác tại Việt Nam. Một gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông là điểm dễ nhận biết của các nhà thờ Công giáo phương Tây.
Bên trong nhà thờ.
Nhà thờ là một không gian đẹp được những nhà nhiếp ảnh và quay phim rất ưa thích. Những cặp tình nhân cũng lựa chọn nơi đây làm nơi chụp ảnh cưới. Nhà thờ mở cửa đón khách tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào buổi sáng và buổi chiều.
Nằm trên mỏm núi đá cao hơn mặt đường 12 m, Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang (Khánh Hòa) nổi bật giữa khu phố đông đúc của thành phố. Bởi vậy, người dân còn gọi đây là nhà thờ Núi. Nhìn từ xa, bạn đã có thể thấy được cây thánh giá trên đỉnh tháp chuông cao 38 m.
Công trình được cha Louis Vallet khởi công xây dựng năm 1928 và hoàn thành vào năm 1933. Mộ của cha nằm dưới chân núi Bông. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi, khi xây dựng người ta phải dùng khoảng 500 quả mìn.
Nhà thờ được xây dựng bằng bê tông đúc đá sạn và gạch táp-lô, một loại gạch được đúc bằng xi măng và đá vụn. Nhìn từ xa, nhiều người lầm tưởng công trình làm bằng đá nên nhà thờ cũng hay được gọi là Nhà thờ Đá.
Phần bên cạnh với những mái vòm công phu, hành lang rộng tạo nên sự uy nghi, bề thế.
Phía trong nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, rất thanh tịnh, trang nghiêm.
Tranh kính mang hình ảnh thờ phụng tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho không gian cổ kính, trầm mặc.
Hệ vòm và cột lớn gợi nhớ tới các công trình ở châu Âu cũng như nhiều nhà thờ được xây thời Pháp ở Nam Định, Ninh Bình.
Gác đàn với hình ảnh Đức Chúa.
Đã 80 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng nhưng nhà thờ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ được làm thành nơi thờ của những người theo Đạo.
No comments:
Post a Comment