14 August 2009

Điểm đến của thiên niên niên kỷ mới

Đây là một công trình "xuyên thiên niên kỷ" của ngành dầu khí nói riêng và của Việt Nam nói chung. Một anh bạn đồng nghiệp của chúng tôi đã bắt tay vào giai đoạn chuẩn bị đầu tư công trình nhà máy lọc dầu này từ khi mới ra trường vào những năm bảy mươi của thế kỷ 20 của thiên niên kỷ trước và cho đến tận lúc anh về hưu vào những năm đầu của thiên niên kỷ này vẫn chưa được vinh dự chiêm ngưỡng nhà máy đi vào hoạt động. Những công trình "vĩ đại" kiểu này sẽ luôn là "Điểm đến" của những đoàn khách trong nước từ trung ương đến địa phương.Tội nghiệp cho ban lãnh đạo nhà máy, sẽ phải lo tiếp khách quanh năm suốt tháng. Đến thăm nhà máy lọc dầu Dung Quất, dù sao chúng tôi cũng chia sẻ niềm vui cùng các đồng nghiệp nơi này và nhất là với người dân địa phương Quảng Ngãi khi có thêm một công trình to lớn có ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc.

Tòa nhà hành chính của Công ty lọc dầu Bình Sơn, Cty vận hành nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam.

Khách tham quan được chuyên chở bằng xe bus đi vòng quanh nhà máy, sau đó lên trên đồi Cây sấu để ngắm toàn bộ nhà máy từ trên cao. Ban điều hành nhà máy đã tổ chức tour rất bài bản và chuyên nghiệp, với tinh thần phục vụ du khách tham quan "điểm đến của thiên niên niên kỷ mới".

Chụp hình lưu niệm trên đồi Cây sấu
Khu vực bồn bể của nhà máy nhìn từ trên cao
Khu vực thiết bị công nghệ của nhà máy.
Khu vực đuốc và bồn chứa nguyên liệu dầu thô.

Đuốc cháy rừng rực trên bầu trời.
Đê chắn sóng, một công trình khá kỳ vĩ của nhà máy.
Và đây là cầu cảng xuất sản phẩm. Ngày chúng tôi đến thăm cũng là ngày bơm xuất dòng sản phẩm LPG đầu tiên cho Cty PV Gas North.

Trở về Đà Nẵng bên dòng sông Hàn xinh đẹp; Đây là góc nhìn từ khách sạn
Cầu quay sông Hàn lung linh ánh đèn ban đêm
Cầu dây văng qua sông Hàn, một công trình đang thi công sẽ trang điểm thêm cho thành phố Đà nẵng đang thay da đổi thịt từng ngày.


Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Nhà máy chiếm diện tích khoảng 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển và có công suất 6.5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam. Nhà máy được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng) với chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha).Để mô tả khối lượng công việc lớn của dự án tổng thầu của Technip đã so sánh: "Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng 2 tháp Eiffel – Paris; và một nhà máy điện công suất trên 100 Megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi." Việc thiết kế thực hiện với tiêu chí sử dụng tối đa các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật của Việt Nam, cho nên 75% công việc của nhà máy sẽ do người Việt đảm nhận. Đã có 1046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai.Hoạt động Nhà máy được vận hành nâng công suất dần dần từ tháng 2 dự kiến đến tháng 8 năm 2009 sẽ đạt 100% công suất để sản xuất ra các sản phẩm khí hóa lỏng (gas) LPG (900-1.000 tấn/ngày) xăng A90 (2.900-5.100 tấn/ngày) và A92-95 (2.600-2.700 tấn/ngày), dầu Diesel (7.000-9.000 tấn/ngày), LPG và các sản phẩm khác như Propylene (320-460 tấn/ngày), xăng máy bay Jet-A1 và nhiên liệu cho động cơ phản lực (650-1.250 tấn/ngày) và dầu đốt lò F.O (1.000-1.100 tấn/ngày). Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và trong giai đoạn 2, sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ (85) và dầu chua từ Dubai (15%). Vào ngày 23-2-2009, lễ đón dòng sản phầm đầu tiên của nhà máy đã diễn ra tại tại khu bể chứa sản phẩm.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chịu nhiều chỉ trích quốc tế về địa điểm và hiệu quả của nó. Những người chỉ trích cho rằng chính trị đã xen vào quyết định kinh tế. Năm 1995, tập đoàn Total SA của Pháp đã chấm dứt thương lượng đầu tư với lý do rằng chính phủ đòi phải đặt nhà máy tại miền trung, cách xa những cơ sở hạ tầng dầu mỏ trong nước.Năm 1997, Ngân hàng Thế giới nói dự án này sẽ "không làm gì cho nền kinh tế" và năm sau Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng giá trị của dự án này "đáng ngờ".Năm 1998, mặc dù đã ký hợp đồng tham gia, tập đoàn Zarubezhneft cho rằng vịnh Dung Quất là "một địa điểm rất xấu", và đến năm 2002 đã rời bỏ dự án. Năm 2003, Liên Hiệp Quốc đã nhắc đến dự án này khi nói rằng Việt Nam nên tránh xa những "đầu tư có thu nhập thấp".
(Wikimedia)

(Bài viết có tham khảo thêm tư liệu từ Wikimedia)
Những bài liên quan

No comments:

Post a Comment