25 April 2010

Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ. Phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía đông là tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp Tp. Hồ Chí Minh và Long An. Tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát.
Phía bắc tỉnh, từ thị xã Tây Ninh trở lên, có nhiều rừng núi trong đó núi Bà Đen cao 986m. Phía nam tỉnh khá bằng phẳng, gần như đồng bằng. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn được chặn lại tạo nên hồ Dầu Tiếng, là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước, tưới tiêu cho 17.500ha đất nông nghiệp.

   
Trước cổng khu du lịch Bà Đen
 



Phong cảnh từ cáp treo




 

 Trên Núi Bà Đen





 
Tây Ninh là trung tâm của đạo Cao Đài với tòa thánh Cao Đài được xây dựng qui mô lớn tại huyện Hòa Thành, cách thị xã Tây Ninh 4km. Từ đây đạo Cao Đài được lan truyền sang các tỉnh miền nam và miền trung Việt Nam với số dân theo đạo khoảng hơn 2 triệu người.
Thị xã Tây Ninh cách Tp. Hồ Chí Minh 99km. Tuyến đường xuyên Á mới mở rộng (quốc lộ 22A) hai chiều sáu làn xe từ thành phố Hồ Chí Minh qua Trảng Bàng, Gò Dầu tới cửa khẩu Mộc Bài dài 73km. Tỉnh có quốc lộ 22B từ Gò Dầu qua thị xã Tây Ninh tới cửa khẩu Xa Mát.
Toà Thánh Tây Ninh được xây dựng từ năm 1936, tọa lạc trong một khuôn viên 1Km2 cách trung tâm Thị xã 5Km. Từ xa nhìn lại, Toà Thánh hiện ra thật lộng lẫy, uy nghi với những màu sắc, hoa văn rực rỡ. In vào mắt du khách đầu tiên là những đỉnh đài cao được trang trí bằng các hình thể, hoạ tiết tinh xảo, khéo léo có một không hai: Bạch Ngọc Chung đài, Lôi Âm Cổ đài, Bát Quái đài, Nghinh Phong đài. Càng đến gần du khách sẽ càng ngạc nhiên vì lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Á Đông và Phương Tây.  





 Tòa thánh Tây Ninh
 





 Phía trong toà thánh Cao Đài



Biểu tượng con mắt độc đáo của đạo Cao đài




 Trên đường về Sài Gòn, chúng tôi ghé thăm Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo và nổi tiếng, nay là một điểm du lịch hấp dẫn
 



 Đền Bến Dược ở Củ Chi







 


 Chuẩn bị vào địa đạo chuyến chót lúc hoàng hôn đã điểm
 
 


Hớn hở chui lên từ địa đạo
 

 

 
Dạo chơi trong rừng 

No comments:

Post a Comment