Chu Văn An(1292- 1370) là một nhà giáo lừng danh thời Trần, quá nửa đời người làm Tư nghiệp Quốc tử giám, học trò nhiều người thành đạt. Sau khi dâng Thất trảm sớ, tâu vua giết 7 tên nịnh thần không thành công, ồng về Phượng Hoàng ẩn dật, dậy học, bốc thuốc, làm thơ để lại cho hậu thế. Ông sống ở đây hơn mười năm đến khi mất năm 1370, hưởng thọ 78 tuổi. Sau khi qua đời, được nhà vua tặng thụy hiệu là Văn Trinh, học trò an táng tại đây và lập đền thờ gọi là đền Phượng Hoàng.
Khu di tích bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1997, từng hạng mục công trình được khôi phục bằng tiền công đức của giáo viên và học sinh cả nước. Tại đây còn nhiều dấu tích thời Trần và bia ký nói về sự nghiệp thầy Chu và quá trình tôn tạo đền thờ Chu Văn An. Cuối triều Lê Trung Hưng được xếp vào hàng Chí Linh Bát cổ.
Theo sử sách, Chu Văn An , nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, biệt hiệu là Linh Triệt. Vua Trần Minh Tông đã mời ông về kinh làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám (tương đương chức Hiệu trưởng trường đại học hiện nay), trực tiếp dạy học Thái tử.
Đền thờ Nhà giáo Chu Văn An - người được các sử gia và nhân dân tôn vinh là "Vạn thế sư biểu" - đã khánh thành vào ngày 4-1.-2008. Đền thờ được khởi công từ 15-2-2004, kinh phí đầu tư lên tới gần 16 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của Bộ Văn hóa -Thông tin, Hà Nội, tỉnh Hải Dương và công đức của nhân dân. Công trình được tu bổ, tôn tạo dựa trên phế tích nhân dân dựng đền thờ tại nơi ông làm nhà dạy học ở núi Phượng Hoàng, xã Kiệt Đặc (nay là xã Văn An), nơi có 4 trong số 8 di tích nổi tiếng của đất Chí Linh xưa (Chí Linh Bát cổ) gồm, Huyền Thiên cổ tự (chùa cổ Huyền Thiên), Thượng tề cổ trạch (nhà cũ của quan tể tướng Trần Quốc Chẩn sống cuối thời Trần), Tinh Phi cổ tháp (tháp mộ Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của nước ta, sống trong thời Lê - Trịnh) và Tiều Ân cổ bích (nhà ở ẩn của Chu Văn An). Công trình với các hạng mục chính như: đền thờ, phần mộ, hai dãy nhà giải vũ, điện Lưu Quang, tháp bút, giếng Son, Miết Trì (ao nuôi ba ba), đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa có nét hiện đại và tạo cảnh quan hoành tráng. Để mở rộng không gian di tích, núi Phượng Hoàng được bạt sâu vào phía trong hàng chục mét. Di tích Phượng Hoàng còn được nối với khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc bằng con đường nhựa dài 8km.
Quang cảnh sân đền
Trong đền
Viết sớ đầu năm cho học trò
Đường lên núi
Mộ nhà giáo Chu Văn An
Lời người xưa
No comments:
Post a Comment