22 September 2012

Thác Bản Giốc

Bản Giốc nằm trong top 10 thác nước lớn nhất và đẹp nhất thế giới, cũng là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Quả là danh bất hư truyền khi chúng tôi tận mắt nhìn thấy vào dịp tháng 9 mùa thu này.

Từ thị xã Cao Bằng đi thác Bản Giốc chỉ khoảng 90 km nhưng đường hẹp lại quanh co, khúc khủy và đang được nâng cấp mở rộng . Đoạn khó đi nhất và trắc trở nhất là đoạn đường qua đèo Khau Liêu nằm ở khu vực giáp danh giữa huyện Trùng Khánh với huyện Quảng Uyên. Khởi hành từ hồ Ba Bể  sau bữa trưa, qua thị xã Cao Bằng chúng tôi định đi một lèo đến Bản Giốc nghỉ tối, nhưng rồi tài xế lạc đường và chúng tôi đành nghỉ lại ở thị trấn Quảng Uyên. Sáng sớm hôm sau đi từ Quảng Uyên qua đèo Khau Liệu, được ngắm nhìn tầng tầng lớp lớp núi lô xô ẩn hiện trong sương mù buổi sáng thật tuyệt. Theo đường tỉnh lộ 206 nối Quảng Uyên với Trùng Khánh, nghỉ chân ăn sáng ở Trùng Khánh với nỗi nhớ hạt dẻ Trùng Khánh béo ngậy, ngọt ngào. Tuy nhiên nghe nói cuối năm mới đến mùa hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng, không đem về xuôi được vài bao hạt dẻ làm quà. Từ Trùng Khánh chúng tôi rẽ phải qua tỉnh lộ 211 đi thác Bản Giốc. Đi mải miết cho đến khi nghe tiếng thác chảy xối xả bên trái đường. Dừng xe đổ bộ xuống ngắm dòng thác từ trên cao và chụp hình. 
Là mùa mưa nên thác Bản Giốc thật tráng lệ, nhất là thác lớn. Dòng nước chảy ào ạt, bọt tung trắng xóa như mây trong thung lũng. Những cánh đồng lúa xanh mướt trên đường vào, những ngọn núi rừng cây xanh ngắt dưới bầu trời xanh trong. Cảnh sắc thật tuyệt vời.





Toàn cảnh thác chụp từ tỉnh lộ 211
Toàn cảnh thác chụp từ trạm biên phòng trên lối vào thác. 



Thác Bản Giốc nhìn toàn cảnh từ xa bên cánh đồng lúa xanh đang thì con gái


Trước cây cầu độc nhất của một người dân tự bỏ tiền xây dựng



Thác nhỏ vào mùa nước cũng khá hùng vĩ
















Làm duyên bên thác nhỏ (của ta toàn bộ)



 Và bên thác lớn (của ta có một nửa)

Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là thác Đức Thiên là thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.
Nếu nhìn một cách toàn diện, Thác Bản Giốc bao gồm hai phần. Phần thác chính ở phía bắc là ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m - tạm gọi là “thác ba tầng”; phần thác phụ ở phía nam là “ba dòng thác” đổ từ trên cao xuống tương tự những thác thường thấy trong khắp cả nước, không có gì đặc sắc. Vì thế có thể nói phần thác chính mới là “linh hồn” của Thác Bản Giốc. Điều đáng nói hơn cả là: vẻ đẹp của Thác Bản Giốc – dù là thác chính nói riêng hay toàn bộ hai phần của thác, chỉ thể hiện một cách trọn vẹn khi được nhìn ngắm từ chính diện hay từ phía “bờ bên kia”, tức là bờ phía bắc sông Quây Sơn. Từ bờ Nam, chúng ta không thể nhìn thấy toàn cảnh của hai phần thác. Như vậy, không cần phải là chuyên gia về du lịch, chúng ta cũng có thể thấy ngay được sự thật: ai sở hữu được bờ bắc sông Quây Sơn sẽ nắm được thế thượng phong trong khai thác du lịch vì từ phía này, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh của thác kể cả hai phần chính và phụ, có thể đi ngược dòng sông bằng thuyền bè đến tận chân thác, thậm chí có thể trèo lên tận đỉnh thác để ngắm cảnh, chụp ảnh... Trong khi đó, người nắm giữ bờ phía nam không thể giúp du khách nhìn ngắm tất cả các vẻ đẹp của thác – trừ khi phải nhờ cậy phía bên kia.
Kể từ khi sở hữu được bờ bắc của sông Quây Sơn, Trung Quốc đã đưa Thác vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là thác Đức Thiên (Detian fall). Theo lộ trình thông thường, các du khách đi từ phía Trung Quốc sẽ được chở bằng xe ca đến một địa điểm ở phía đông-nam của thác. Sau đó du khách sẽ đi bộ một quãng đường và trên đường đi, họ có thể chụp được các tấm ảnh toàn cảnh đẹp như tranh vẽ – kể cả phần thác phụ nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Du khách cũng có thể dùng bè để đi đến chân thác. 
Bên bờ nam, ngoài tầm nhìn thấp rất bị hạn chế, cảnh quan vẫn còn hoang sơ, chưa có đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ gì cho du lịch. Hơn nữa, đường đi từ Cao Bằng đến thác Bản Giốc còn rất gian nan, đang trong giai đoạn thi công.
Cũng dễ hiểu vì sao mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón cả  triệu lượt người. 



Phân chia dòng thác


 Góc nhìn toàn cảnh thác đẹp như tranh vẽ nhìn từ bờ bắc

No comments:

Post a Comment