13 November 2015

Một thoáng Phan Rang

Phan rang nằm trên đường thiên lý của mình từ Bình Thuận đi Phú Yên. Dừng chân ở đây có một ngày nên thuê phòng nghỉ gần ga Tháp Chàm để sau đó đi tàu hỏa đến Tuy Hòa. Buổi sáng trời đẹp như mơ, nắng vàng rực rỡ như chưa từng biết đến chiều mưa tầm tã buồn hiu hắt ngày hôm trước. Thả bộ qua Tháp Chàm ngay bên nhà ga. Tháp Chàm Poklonggarai quả là điểm đến đẹp nhất ở Phan Rang.
Di tích tháp Poklonggarai là một quần thể tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13, nằm trên đồi Trầu. Đây là một công trình độc đáo về kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa. Cụm tháp thờ vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) có tên là PôKlông Garai. Tháp Pô Klong Garai là cụm ba tháp bao gồm tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). 

Cổng vào Tháp Chăm
Bảo tàng văn hóa dân tộc Chăm
Quần thể 3 tháp Chăm
Cổng chính lên tháp với kiến trúc mái vòm độc đáo.
Chụp ảnh nghệ thuật



Sau khi thăm Tháp Chàm, bọn mình kêu taxi lượn một vòng thành phố Phan Rang, thăm chùa Kim Sơn Tự trong làng Tri Thủy bên đầm Nại, ghé Thiền viện trúc lâm viên ngộ trên núi Đá chồng, vòng qua cầu Ninh Chữ ngắm thành phố, qua công viên biển ngắm bãi biển Phan Rang và lướt qua bảo tàng Ninh Thuận bên đường. Trưa trở lại nhà nghỉ để ra ga Tháp Chàm xinh xắn. Lâu lắm rồi mới đi tàu hỏa, thấy cũng hay hay, nhanh chóng và tiện lợi hơn đi xe đò. Sau 4h đi tàu, quãng đường 200 km đến Tuy hòa đã hoàn tất. 

Kim Sơn Tự
Núi đá chồng
Phan Rang nhìn từ cầu Ninh Chữ
Thiền viện trúc lâm viên ngộ
Công viên biển
Bãi biển ngày đẹp trời
Bảo Tàng Ninh Thuận
Tạm biệt Phan Rang

Theo Wiki: Truyền thuyết liên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa có hai ông bà dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit. Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên được nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào. Sau đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất háu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu cùng bạn đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên ngủ ở tảng đá bên đường. Bạn về trước rồi đem cơm trở lại, thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Bạn chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô khác thường. Chuyện lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol. Vua Nuhol cho vời Jatol đến và gả công chúa Thakol cho. Năm 1167, Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Po Klong Garai vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thuở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul. Kết cục, vua Pô Klong Garai với sự tài trí của mình đã hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.

No comments:

Post a Comment