Đi Phú Yên lần đầu tiên với hi vọng sẽ thấy Phú Yên không chỉ có hoa vàng với cỏ xanh. Chẳng là một thời gian trên facebook tràn ngập stt hoa vàng cỏ xanh của bộ phim cùng tên. Tàu đến Tuy Hòa vào 4h chiều. Lấy phòng khách sạn rồi tắm giặt nghỉ ngơi sau một buổi sáng chạy sô mệt nhoài ở Phan Rang. Sáng hôm sau mới thuê taxi chạy mấy điểm du lịch, nhằm phía bắc thẳng tiến với đích là Gành Đá dĩa.
Tuy Hòa cũng nổi tiếng với điểm đến đẹp nhất là tháp Chăm trên núi Nhạn. Người ta nói đứng ở nơi nào trong thành phố Tuy Hòa cũng nhìn thấy Tháp Nhạn và đứng trên núi Nhạn thì nhìn thấy cả thành phố Tuy Hòa. Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, cao khoảng 23,5m. Phần chóp là phiến đá nguyên tảng có hình biểu tượng Linga của người Chăm. Tháp là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm cổ. Tháp khá đơn giản so với các tháp Chăm khác nhưng rất đẹp.
Biểu tượng Linga của người Chăm trên đỉnh tháp
Ghé chùa Bảo Lâm rất đẹp và yên bình để dạo quanh và thư giãn với khuôn viên chùa đầy hoa lá xanh tươi, với bức tượng Phật trắng ngự trên đồi cao.
Chùa Bảo Lâm
Nghỉ chân bên Chùa Bảo Lâm
Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan
Lối vào Gành đá đĩa
Gành đá đĩa nằm cách Tuy Hòa khoảng 45 km. Thắng cảnh này quả là nổi tiếng nhất của Phú Yên. Thiên nhiên kỳ diệu tạo ra một tổ ong bằng đá khổng lồ bên bờ biển. Lẽ ra phải gọi đó là Gành đá tổ ong. Chắc đây là sản phẩm tuyệt đẹp của dung nham núi lửa nóng bỏng gặp nước lạnh của biển.
Tổ ong bên bờ biển
Đàn ong trên tổ ong
Biển Phú Yên
Nhà thờ Mằng Lăng
Trên đường ra quốc lộ 1, bọn mình ghé nhà thờ Mằng Lăng. Nhà thờ Mằng Lăng là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam (120 năm). Năm 1892, linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân) khởi công xây dựng nhà thờ Mằng Lăng và cũng là linh mục đầu tiên của giáo xứ này.
Bên trong nhà thờ
Phú yên với cỏ xanh (thiếu hoa vàng), cảnh như trong miền cổ tích.
No comments:
Post a Comment