14 July 2016

Pongour-Nam Thiên Đệ Nhất Thác


Đà Lạt – Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều đồi núi, sống suối, thác nước, rừng thông bạt ngàn. Ngoài những thác nước đã đi vào lòng du khách khi đến với Đà lạt như; thác Cam Ly, Thác Datanla, Thác Prenn thì không thể không nhắc đến “Nam Thiên Đệ Nhất Thác” của khu vực Nam Tây Nguyên. Đó chính là Thác Pongour – một kiệt tác của tạo hóa.

Thác Pongour, Nam thiên đệ Nhất Thác

Nằm ở phía nam Đà Lạt khoảng 50km về hướng Đức Trọng . Nếu bạn đi từ hướng quốc lộ 20 Thành Phố Hồ Chí Minh lên thành phố ngàn hoa, đến cây số 260 thuộc huyện Đức Trọng, rẻ trái đi vào khoảng 6km quý du khách sẽ bắt gặp một ngọn thác hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Nơi này được người dân địa phương gọi là thác Pongour hay còn tên gọi khác thác Bảy tầng bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m.


Đường vào thác pongaur là khung cảnh khá yên bình và nên thơ nếu bạn đi vào tháng 10 sẽ bắt gặp hình ảnh điệp vàng nở rộ tạo nên con đường cong cong dẫn vào thác một màu vàng ươm đẹp mắt đến ngỡ ngàng.


Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ vẫn còn nơi đây lưu giữ. Thác nước được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Nơi đây còn rất nhiều cây cổ thụ, muông thú sinh sống.


Đây là ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng và hùng vĩ thuộc vùng Nam Tây Nguyên, từng được người Pháp đánh giá là ngọn thác “hùng vĩ nhất Đông Dương”. Vẻ hùng vĩ của thác còn được Vua Bảo Đại công nhận là “Nam thiên đệ nhất thác” (nghĩa là thác nước hùng vĩ nhất trời Nam) vào khoảng 60 năm trước. Đến năm 2000, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận nơi đây là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.

Truyền thuyết thác Pongour Đức Trọng Lâm Đồng

Thác pongour còn gắn với truyền thuyết hào hùng của người đồng bào dân tộc K’Ho. Truyện kể rằng: Ngày xưa vùng đất này do một nữ tù trưởng người K’ho xinh đẹp cai quản, nàng tên là Kanai. Nàng có tài chinh phục thú dữ, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ lợi ích cho con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường luôn tuân lệnh nàng dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ cho dân làng.


Một hôm vào đúng ngày rằm tháng giêng, nàng chút hơi thở cuối cùng, bốn con tê giác quanh quẩn bên nàng ngày đêm không rời nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết. Không lâu sau mọi người trong làng hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững một ngọn thác đẹp tuyệt trần.


Thì ra, mái tóc của nàng Kanai đã hóa thành dòng nước trắng xóa, trong xanh, mát rượi còn những phiến đá xanh rêu to lớn làm nền cho thác đổ chính làm những chiếc sừng của tê giác hóa thành – đó chính là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la.

No comments:

Post a Comment